• Tiếng Việt

viendongschool

728x90-ads

  • Trang chủ
  • Giáo Dục
    • Hóa
  • Ẩm thực
  • Công Nghệ
  • Phong thủy
  • Tổng hợp
  • Tử vi
You are here: Home / Giáo Dục / Văn mẫu lớp 9: Cảm nhận khổ cuối Bài thơ về tiểu đội xe không kính 3 Dàn ý & 5 bài văn mẫu lớp 9 hay nhất

Văn mẫu lớp 9: Cảm nhận khổ cuối Bài thơ về tiểu đội xe không kính 3 Dàn ý & 5 bài văn mẫu lớp 9 hay nhất

Tháng Chín 18, 2023 Tháng Chín 18, 2023 halinh

Cảm nhận khổ cuối Bài thơ về tiểu đội xe không kính tuyển chọn 5 mẫu hay, đặc sắc nhất, kèm theo 3 dàn ý chi tiết, giúp các em thấy rõ ý chí kiên cường, tinh thần bất khuất, hiên ngang của người chiến sĩ lái xe.

Có thể bạn quan tâm
  • Soạn bài Viếng Lăng Bác Soạn văn 9 tập 2 bài 23 (trang 58)
  • Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là
  • CÁC CẤU TRÚC ASKED THÔNG DỤNG NHẤT TRONG TIẾNG ANH
  • SO SÁNH NHẤT VÀ SO SÁNH HƠN: ĐẦY ĐỦ CẤU TRÚC, CÁCH DÙNG & BÀI TẬP

Khổ thơ cuối Bài thơ về tiểu đội xe không kính chỉ với 4 câu ngắn gọn, nhưng đã thể hiện được vẻ đẹp dũng cảm, lạc quan của những người lính yêu nước, họ là đại diện tiêu biểu cho tinh thần của tuổi trẻ. Mời các em cùng tải miễn phí để ngày càng học tốt môn Văn 9.

Bạn đang xem: Văn mẫu lớp 9: Cảm nhận khổ cuối Bài thơ về tiểu đội xe không kính 3 Dàn ý & 5 bài văn mẫu lớp 9 hay nhất

Dàn ý Cảm nhận khổ cuối Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Dàn ý 1

1. Mở bài

  • Giới thiệu đôi nét về tác giả Phạm Tiến Duật cùng hồn thơ tươi trẻ đầy nhiệt huyết của ông. Được mệnh danh là “Viên ngọc Trường Sơn của thơ ca”, ông mang cả hào khí thời đại cùng sức trẻ phơi phới của các chiến sĩ quyết chiến ở dãy Trường Sơn vào thơ.
  • Giới thiệu khổ thơ cuối và khái quát ý nghĩa chính của khổ thơ. Cùng đi qua 4 câu thơ cuối để cảm nhận ý chí kiên cường cùng lòng yêu nước rực cháy của những chàng trai lái xe thuộc tiểu đội xe không kính.

2. Thân bài

Câu 1 + 2: Sự thiếu thốn, vất vả của những lính lái xe trên những tuyến đường Trường Sơn.

  • Sự thiếu thốn được khắc họa sâu sắc bằng điệp từ “không”.
  • Một chiếc xe nhưng gần như tất cả những thiết bị cơ bản đều đã bị chiến trường khốc liệt làm hư hại hết. Dẫu là một binh đoàn “xe không có kính” nhưng bây giờ thật ra đoàn xe chẳng có gì cả.
  • Không kính, cũng chẳng có mui xe, đèn xe. Chiếc xe tưởng chừng chẳng thể sử dụng nữa ấy lại được lèo lái qua bao con đường hiểm nguy, chở bao hy vọng của nhân dân, của tổ quốc.
  • Kết hợp biện pháp nghệ thuật:
    • Điệp từ “không có” => nhấn mạnh sâu sắc sự thiếu thốn và gian khổ mà chiến tranh gây ra.
    • Liệt kê: kính, đèn, mui, thùng

=> thể hiện sự tàn phá kinh khủng của chiến tranh và sự tổn thất nặng nề mà nhân dân chúng ta phải gánh phải trong trận chiến giành lấy nền độc lập nước nhà.

  • Đối nghịch với những bom rơi đạn lạc, với những thiếu thốn, khó khăn, tâm thế của những người lính lại càng sáng ngời. Họ thể hiện một tinh thần bất khuất quật cường, một ý chí mạnh mẽ và một trái tim ngập tràn niềm tin vào một tương lai tương đẹp. Phải hội tụ tất cả những phẩm chất cao đẹp đó, những người lính mới có thể lái những chiếc xe cũ kỹ, tồn tàn, hư hỏng mọi thứ như vậy băng qua núi rừng Trường Sơn.
  • Chính tinh thần phơi phới đó đã giúp họ giữ vững tay lai, coi thường hiểm nguy để lái từng vòng bánh xe vững chắc

Câu 3 + 4: Vẻ đẹp lí tưởng trong tâm hồn của những người chiến sĩ

  • Nghệ thuật tương phản kết hợp với hình ảnh hoán dụ đặc sắc. Trên cái nền bên ngoài chiếc xe là sự hiểm nguy, là cái chết đang rình rập, là sự thiếu thốn, khốn cùng thì bên trong chiếc xe lại là hình ảnh “trái tim”
  • Hình ảnh hoán dụ, trái tim ý chỉ cho lòng yêu nước sâu sắc cùng tinh thần tự tôn dân tộc nồng cháy trong tim mỗi người lính. Chính trái tim nhỏ bé đó luôn hừng hực cháy một ý chí chiến đấu quên mình để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Chính trái tim ấy đã là động lực, cho các anh vượt qua mọi hiểm nguy, vất vả. Mặc kệ tất cả để xe bon bon chạy về phía trước.
  • Một trái tim yêu nước quả cảm đã đủ mạnh mẽ, thế nhưng đây là lại cả một “tiểu đội” trái tim như vậy, rồi còn bao binh đoàn chưa được nhắc tên là bấy nhiêu trái tim mạnh mẽ. Chính “trái tim” một lòng hướng về tổ quốc ấy đã mang lại thành công vang dội cho kháng chiến.

Khái quát lại nghệ thuật trong khổ cuối:

  • Ngôn ngữ và giọng thơ mộc mạc, giản dị
  • Phong cách hóm hỉnh, lạc quan, thể hiện niềm tin vào tương lai
  • Hình ảnh tả thực, gợi hình gợi cảm, nhiều yếu tố tương phản thành công
  • Kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật điệp ngữ, liệt kê, ẩn dụ
  • Sử dụng khéo kéo nhiều phương pháp biểu đạt khác nhau

3. Kết bài

  • Khái quát lại giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật mà đoạn trích mang tới.
  • Ca ngợi tinh thần yêu nước của những chàng trai lái xe Trường Sơn.

Dàn ý 2

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Phạm Tiến Duật, bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính và khổ thơ cuối bài.

2. Thân bài

Câu 1 + 2: khẳng định lại một lần nữa sự thiếu thốn của chiếc xe, không có kính, không có đèn, không có mui xe và chiếc xe rất nhiều những vết xước. Sự lặp lại những chi tiết này tạo thành kết cấu đầu cuối tương ứng, làm cho bạn đọc hiểu thêm về người lính, điều kiện chiến đấu cũng như bối cảnh lúc bấy giờ.

Câu 3: là lời khẳng định chắc nịch rằng cho dù có khó khăn, thiếu thốn như thế nào đi nữa thì những con người cách mạng vẫn sẵn sàng chiến đấu, vẫn lao vào miền Nam cam go, tiến về phía trước bỏ lại những tác động, thiếu thốn ngoại cảnh phía sau, thể hiện tinh thần anh hùng, can đảm của người lính cụ Hồ.

Câu 4: thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết đồng đội, đoàn kết dân tộc. Dù hoàn cảnh có khó khăn, dù quân giặc có hùng mạnh cũng không thể đánh bại ý chí, lòng yêu nước của nhân dân ta. Câu kết đoạn cũng là câu kết bài khẳng định chắc nịch về ý chí của nhân dân ta.

→ Đoạn thơ tuy ngắn gọn, hàm súc nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa.

3. Kết bài

Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ và ý nghĩa của đoạn thơ đối với bài thơ.

Dàn ý 3

1. Mở bài

Xem thêm : CẤU TRÚC CÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI 2: CÔNG THỨC, CÁCH DÙNG, BIẾN THỂ & BÀI TẬP

Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, khổ thơ cuối.

2. Thân bài

a) Hình ảnh những chiếc xe không kính:

  • Biện pháp tu từ liệt kê: “Kính, đèn, mui xe, thùng”.
  • Biện pháp tu từ điệp từ: “Không”.

=> Nhấn mạnh mức độ hư hại của những chiếc xe do chiến tranh tàn phá.

Nhịp thơ 3/2/3, 4/4: Thể hiện tinh thần lạc quan trong chiến đấu.

b) Lí tưởng chiến đấu của những người lính:

  • “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước”: Thể hiện ý chí quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do của dân tộc.
  • “Trái tim”: Hình ảnh hoán dụ thể hiện tinh thần yêu nước tha thiết, nguyện chiến đấu hết mình để bảo vệ độc lập cho dân tộc.

3. Kết bài:

  • Khẳng định lại giá trị của khổ cuối.
  • Liên hệ mở rộng.

Đoạn văn cảm nhận khổ cuối Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Khổ thơ nêu bật ý chí quyết tâm giải phóng miền nam của người chiến sĩ lái xe. Hai câu đầu tác giả sử dụng biện pháp liệt kê , điệp ngữ nhấn mạnh sự thiếu thốn đến trần trụi của chiếc xe ”không kính”, ”không đèn”, ”không mui”, ”thùng xe xước” qua đó cho ta thấy mức độ ác liệt của chiến trường. Những chiếc xe trần trụi ấy vẫn băng ra chiến trường dù mọi thứ trong xe không còn nguyên vẹn chỉ cần vẹn nguyên 1 trái tim người lính – trái tim vì miền nam – thì xe vẫn chạy. Đó không chỉ là sự ngoan cường,dũng cảm, vượt lên mọi gian khổ ác liệt mà còn là sức mạnh của tình yêu nước.Bom đạn quân thù có thể làm biến dạng chiếc xe nhưng không đè bẹp được tinh thần,ý chí chiến đấu của những chiến sĩ lái xe, xe vẫn chạy không chỉ vì có động cơ máy móc mà con có cả động cơ tinh thần”vì miền nam phía trước”. Nghệ thuật đối lập những cái ”không có” ở bên ngoài là mốt cái ”có” ở bên trong – đó là trái tim người lính. Trái tim thay thế cho mọi thiếu thốn, hợp nhất với người chiến sĩ trở thành một cơ thể sống không gì ngăn cản tàn phá được trái tim chạy bằng xương máu của người chiến sĩ. Trái tim ấy tạo ra niềm tin, niềm lạc quan và sức mạnh chiến thắng. Trái tim yêu thương, trái tim cam trường của người chiến sĩ lái xe vừa là hình ảnh hoán dụ vừa là hình ảnh ẩn dụ gợi ra bao ý nghĩa. Trái tim là hình ảnh hội tụ vẻ đẹp thiêng liêng tất cả vì miền nam thân yêu. Trái tim người lính tỏa sáng rực rỡ đến muôn thế hệ mai sau khiến ta không quên được một thế hệ thanh niên thời kháng chiến chống Mỹ oanh liệt của dân tộc.

Cảm nhận đoạn cuối Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật là một tác phẩm hay viết về người lính thời kì kháng chiến chống Mĩ. Khổ cuối tác phẩm đã khắc hoạ vẻ đẹp lí tưởng của những người lính nơi chiến trận.

“Không có kính rồi xe không có đènKhông có mui xe, thùng xe có xướcXe vẫn chạy vì miền Nam phía trướcChỉ cần trong xe có một trái tim.”

Chiến trường khốc liệt, bom đạn quân thù đã tàn phá dữ dội khiến cho những chiếc xe- phương tiện chiến đấu của những người lính trở nên méo mó, biến dạng: không kính, không đèn, không mui, thùng xe bị xước . Phép liệt kê cùng điệp ngữ “không” đã tái hiện hiện thực khốc liệt của chiến tranh và làm nổi bật lên hình dáng méo mó đến đáng thương của những chiếc xe. Trước mắt người lính là hiểm nguy chực chờ, thiếu thốn càng sẵn có, vậy mà họ không hề lung lấy ý chí, vẫn giữ tinh thần lạc quan, anh dũng:

“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trướcChỉ cần trong xe có một trái tim”.

Xung phong ra chiến trường, những người lính mang theo quyết tâm mạnh mẽ, họ sẵn sàng hi sinh thân mình cho độc lập, tự do, hạnh phúc của tổ quốc, dân tộc. Vì miền Nam ruột thịt, xe vẫn chạy, hướng về phía trước để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Hình ảnh hoán dụ “trái tim” đã gợi liên tưởng đến trái tim tha thiết yêu nước, một trái tim sục sôi nhiệt huyết đấu tranh vì tổ quốc. Lời thơ tự bình dị, hình ảnh gần gũi mà chân thực, cảm xúc bọc bạch rất mực tự nhiên kết hợp cùng phép liệt kê, điệp ngữ, khổ thơ cuối bài đã làm nổi bật ý chí kiên cường và khát vọng cao đẹp của người lính ra đi vì Tổ quốc.

Cảm nhận khổ cuối Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Được mệnh danh là “Viên ngọc Trường Sơn của thơ ca”, Phạm Tiến Duật đã mang cả hào khí thời đại cùng sức trẻ phơi phới của các chiến sĩ quyết chiến ở dãy Trường Sơn vào thơ ca. Tác phẩm “Bài thơ tiểu đội xe không kính” cùng hình ảnh những người lính tự do tự tai, coi thường gian khổ gắn liền với một thời lịch sử oai hùng của dân tộc. Khổ thơ cuối là nơi cảm xúc của tác giả thăng hoa và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả về sự ác liệt của chiến tranh cùng những phẩm chất cao đẹp của người lính lái xe “không kính”.

Tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đã sử dụng một hình tượng vô cùng độc đáo và mới lạ gợi nhiều liên tưởng thú vị: Những chiếc xe không có kính- đây là phương tiện di chuyển của những người lính khi thực hiện nhiệm vụ chi viện cho miền Nam thân yêu. Hình ảnh những chiếc xe tái hiện với những mất mát, những phá hủy đầy bạo tàn mà chiến tranh mang lại cho dân tộc ta.

Ở khổ thơ cuối cùng, hình ảnh chiếc xe không có kính lại hiện lên và được khắc họa sâu sắc trong lòng bạn đọc.

Không có kính rồi xe không có đènKhông có mui xe thùng xe cỏ xước.

Điệp từ “Không” cùng phép liệt kê được sử dụng rất đắt! Một chiếc xe để di chuyển và chở bao nhiêu vật dụng quan trọng lại gần như tất cả những thiết bị cơ bản đã bị chiến trường khốc liệt làm hư hại hết. Dẫu lúc đầu chỉ là một binh đoàn “xe không có kính” nhưng đến câu thơ này thật ra đoàn xe chẳng có gì cả. Không kính, cũng chẳng có mui xe, đèn xe. Chiếc xe tưởng chừng chẳng thể sử dụng, méo mó chẳng còn nguyên vẹn ấy lại được lèo lái qua bao con đường hiểm nguy, chở bao hy vọng của nhân dân, của tổ quốc.

Những người lính bên trong xe lại dường như chẳng hề bị tác động bởi những ngoại lực ấy. Đối nghịch với những bom rơi đạn lạc, với những thiếu thốn, khó khăn, tâm thế của những người lính lại càng sáng ngời. Họ thể hiện một tinh thần bất khuất quật cường, một ý chí mạnh mẽ và một trái tim ngập tràn niềm tin vào một tương lai tương đẹp.

Phải hội tụ tất cả những phẩm chất cao đẹp đó, những người lính mới có thể lái những chiếc xe cũ kỹ, tồn tàn, hư hỏng mọi thứ như vậy băng qua núi rừng Trường Sơn. Chính tinh thần phơi phới đó đã giúp họ giữ vững tay lai, coi thường hiểm nguy để lái từng vòng bánh xe vững chắc.

Xem thêm : FeCO3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + CO2 + H2O

Nhịp thơ gấp, ngắn tựa như những chặng đường đầy hiểm nguy, gian khó mà họ phải đối mặt. Ấy thế chẳng hề nao núng, chiếc xe vẫn bon bon chạy:

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trướcChỉ cần trong xe có một trái tim.

Hai câu thơ trên đã khắc họa sống động hình ảnh đẹp đẽ của người chiến sĩ lái xe trên những con đường Trường Sơn ác liệt . Âm điệu hoàn toàn trái ngược với hai câu trên, giai điệu vang lên trôi chảy, êm ái. Nghệ thuật tương phản kết hợp với hình ảnh hoán dụ đặc sắc. Trên cái nền bên ngoài chiếc xe là sự hiểm nguy, là cái chết đang rình rập, là sự thiếu thốn, khốn cùng thì bên trong chiếc xe lại là hình ảnh “trái tim”. Hình ảnh hoán dụ, trái tim ý chỉ cho lòng yêu nước sâu sắc cùng tinh thần tự tôn dân tộc nồng cháy trong tim mỗi người lính. Trên những chiếc xe không kính chở đầy những lương thực, thuốc men, đạn dược cần thiết cho cuộc chiến của dân tộc. Vì vậy chiếc xe chạy bon bon đêm ngày trong bom rơi đạn lửa bởi phía trước là miền Nam đang vẫy gọi phía trước.

Kết cấu câu “vẫn – chỉ cần” đặc biệt, góp phần lý giải cho sức mạnh thần kỳ giúp những người lính kiên định vượt qua gian khó. Đồng thời khẳng định hơn tinh thần hiên ngang bất khuất, sự lạc quan tự tin trong cuộc chiến của người lính lái xe. Thì ra cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe lại đến từ “trái tim” chứa đầy phẩm chất anh hùng gan góc, kiên cường và giàu bản lĩnh.

Ẩn sau trái tim mạnh mẽ cầm lái, câu thơ còn muốn hướng đến một chân lý thời đại: sức mạnh quyết định đến một đất nước có tự do hòa bình, có chiến thắng bao xiềng xích không phải là vũ khí mà là sự đoàn kết của con người. Những con người mang trong mình những trái tim nồng nàn yêu thương cùng ý chí bất khuất, kiên cường dũng cảm và niềm tin đầy lạc quan vào tương lai. Có thể nói đây chính là câu thơ hay nhất của cả tác phẩm. Nó chính là nhãn tự của bài thơ, làm bật sáng toàn bộ chủ đề và giúp khắc họa rõ nét vẻ đẹp của hình tượng nhân vật người lính lái xe không kính trong bài thơ.

Chính trái tim nhỏ bé đó luôn hừng hực cháy một ý chí chiến đấu quên mình để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Chính trái tim ấy đã là động lực, cho các anh vượt qua mọi hiểm nguy, vất vả. Mặc kệ tất cả để xe bon bon chạy về phía trước.

Một trái tim yêu nước quả cảm đã đủ mạnh mẽ, thế nhưng đây là lại cả một “tiểu đội” trái tim như vậy, rồi còn bao binh đoàn chưa được nhắc tên là bấy nhiêu trái tim mạnh mẽ. Chính “trái tim” một lòng hướng về tổ quốc ấy đã mang lại thành công vang dội cho kháng chiến.

Hình ảnh người lính trong thơ Phạm Tiến Duật hiên ngang, lẫm liệt cùng những lý tưởng cao đẹp đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Bài thơ không chỉ phản ánh sự khốc liệt, tàn bạo của chiến tranh Việt Nam mà còn ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của những người chiến sĩ lái xe không kính trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại chi viện cho miền Nam thân yêu. Dù thời gian làm vạn vật đổi thay, nhưng hình ảnh những chiến sĩ Trường Sơn vẫn sẽ sống mãi với bao cảm xúc tự hào về một thời oanh liệt đã qua của dân tộc.

Cảm nhận khổ thơ cuối Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Không có kính rồi xe không có đènKhông có mui xe, thùng xe có xước.Xe vẫn chạy vì miền nam phía trướcChỉ cần trong xe có một trái tim.

Vẻ đẹp của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn với ý chí quyết tâm giải phóng Miền Nam đã được thể hiện thật hay trong khổ thơ cuối khép lại Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Hình ảnh chiếc xe bị bom đạn Mĩ phá đến biến dạng một lần nữa xuất hiện góp phần khắc họa rõ nét hình ảnh người chiến sĩ lái xe dũng cảm: Không có kính rồi xe không có đèn – Không có mui xe, thùng xe có xước. Chiến tranh càng ngày càng ác liệt, những chiếc xe “từ trong bom rơi” cũng ngày càng trơ trụi. Điệp ngữ không có được nhắc lại ba lần kết hợp với các hình ảnh liệt kê kính, đèn, mui xe, thùng xe như làm tăng thêm sự biến dạng của những chiếc xe, làm tăng thêm sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh. Nó vừa là một từ phủ định nhưng lại mang tính khẳng định cho những nguy hiểm cao độ với tính mạng của những người lính lái xe và ranh giới giữa sự sống – cái chết lại càng trở nên mong manh. Thế nhưng, “xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước”, câu thơ đã phần nào lột tả ý chí chiến đấu vì miền Nam của những người lính lái xe đẩy can đảm. Phó từ “ vẫn” chỉ sự tiếp diễn thể hiện ý chí quyết tâm phi thường của người lính, dù phải chịu bao nguy hiểm, khó khăn, họ cũng không lùi bước. Câu thơ cuối đã lí giải vì sao chiếc xe ngày càng hỏng hóc biến dạng mà vẫn có thể tiếp tục chạy, ấy là vì: “Chỉ cần trong xe có một trái tim”. Giữa muôn vàn cái khó khăn, thiếu thốn, cái “không có” của những chiếc xe là một cái “có” đầy ý nghĩa, cái “có” đó là trái tim rực lửa, sẵn sàng hi sinh chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc của những người lính. Trái tim vừa là hình ảnh hoán dụ để chỉ người lính, vừa là hình ảnh ẩn dụ để chỉ cho những lí tưởng cao đẹp, sống cống hiến hết mình vì nhiệm vụ cao cả với non sông, đất nước của các anh. Hình ảnh trái tim kết hợp với từ “chỉ”, “một” như nhấn mạnh trái tim yêu nước chính là điều quan trọng nhất để người lính hướng về miền Nam phía trước. Ngôn ngữ thơ bình dị, tự nhiên, giọng điệu thơ dí dỏm, ngang tàng đã thể hiện thật hay vẻ đẹp của người lính trên chuyến xe lao ra mặt ra mặt trận, họ mang trong mình truyền thống yêu nước của dân tộc thật đáng yêu quý và cảm phục biết bao!

Bài văn cảm nhận khổ cuối Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Tình yêu nước thiết tha, tinh thần “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” của người lính lái xe thể hiện rõ ràng nhất qua khổ cuối của bài thơ. Bằng ngôn ngữ, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã tạc nên bức thành đồng của dân tộc, khắc vào thế kỉ hình tượng người lính anh dũng, kiên cường, không bao giờ bị khuất phục bởi một lí do duy nhất: tình yêu miền Nam ruột thịt và khát vọng thống nhất đất nước là nguồn sức mạnh bất diệt, thúc giục các anh bất chấp hiểm nguy, đưa xe ra trận.

Người lái xe trong bài thơ là những người chiến sĩ trẻ trung. Các anh rất vô tư, sôi nổi, tâm hồn gần gũi với thiên nhiên. Khó khăn gian khổ các anh coi thường. Khí phách ấy thể hiện qua cách nói chắc nịch: “ừ thì có bụi”, “ừ thì ướt áo”. Thái độ “chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc”, “chưa cần thay, lái trăm cây số nữa” là sự thách thức, coi thường khó khăn gian khổ. Những chiếc xe từ trong bom rơi, bị bom giật, bom rung, nhưng người chiến sĩ vẫn ung dung. Các anh nhìn thẳng phía trước, vui vẻ bắt tay nhau.

Xe hư hỏng không có kính, không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước, nhưng “xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước”. Tất cả vì tiền tuyến, mặt trận. Đó là khẩu hiệu của họ. Và những chiếc xe mang đầy thương tích vẫn lăn bánh ra mặt trận dù đạn bom man rợ đang thét gào. Có thể nói những người lái xe, người làm chủ phương tiện là yếu tố quyết định làm nên thắng lợi trên mặt trận vận tải và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Cuộc chiến đấu ngày càng gian khổ, ác liệt (qua hình ảnh những chiếc xe ngày càng méo mó, biến dạng). Bất chấp gian khổ, hy sinh, những chiếc xe vẫn thẳng đường ra tiền tuyến. Những người lính lái xe quả cảm vững tay lái vì họ có một trái tim tràn đầy nhiệt tình cách mạng, tình yêu tổ quốc nồng nàn, ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam sắt đá.

Hai câu cuối của “bài thơ về tiểu đội xe không kính” đã khắc đậm hình tượng đẹp đẽ của người chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn.

“Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trướcChỉ cần trong xe có một trái tim”

Những chiếc xe ấy đã bị bom đạn chiến tranh phá huỷ nặng nề, mất đi cả những hộ số an toàn tưởng như không thể lăn bánh. Vậy mà những người chiến sĩ lái xe đâu có chịu dừng. Những chiếc xe vận tải của họ chở lương thực, thuốc men, đạn dược vẫn chạy trong bom roi đạn lửa bởi phía trước là miền Nam đang vẫy gọi. Công cuộc giành độc lập tự do của nửa nước vẫn phải tiếp tục.

Dùng hình ảnh tương phản đối lập, câu thơ không chỉ nêu bật được sự ngoan cường, dũng cảm vượt lên trên gian khổ, ác liệt mà còn nêu bật được ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Hơn thế hình ảnh hoán dụ “một trái tim” là hình ảnh đẹp nhất của bài thơ chỉ người lính lái xe, chỉ có sự nhiệt tình cứu nước, lòng yêu nước nồng nàn, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Hình ảnh này kết hợp cùng kết câu câu “vẫn – chỉ cần” đã lý giải về sức mạnh vượt khó, khẳng định hơn tinh thần hiên ngang bất khuất, sự lạc quan tự tin trong cuộc chiến của người lính lái xe. Chính điều đó đã tạo nên cho họ sức mạnh để chiến đấu và chiến thắng để chúng ta mãi mãi yêu quý và cảm phục.

Yêu nước, quyết đánh giặc cứu nước chính là động lực thôi thúc những người chiến sĩ lái xe tiến về miền Nam. Để ước mơ này trở thành hiện thực,chỉ có một cách duy nhất: vững vàng tay lái, cầm chắc vô lăng. Vì thế thử thách ngày càng tăng nhưng tốc độ và hướng đi không hề thay đổi. Đằng sau những ý nghĩa ấy, câu thơ còn muốn hướng con người về chân lý thời đại của chúng ta: sức mạnh quyết định chiến thắng không phải là vũ khí mà là con người giàu ý chí, anh hùng, lạc quan, quyết thắng.

Nguồn: https://viendongschool.edu.vn
Danh mục: Giáo Dục

Bài viết liên quan

Tổng hợp công thức tính thể tích dung dịch-Bài tập có lời giải
Tổng hợp công thức tính thể tích dung dịch-Bài tập có lời giải
Các dạng bài tính chiều dài chiều rộng hình chữ nhật
Các dạng bài tính chiều dài chiều rộng hình chữ nhật
Lưới đánh bắt cá - Giá bán buôn, bán lẻ - Giao hàng toàn quốc
Lưới đánh bắt cá – Giá bán buôn, bán lẻ – Giao hàng toàn quốc
Hiệu suất là gì? Công thức tính hiệu suất phản ứng hóa học chuẩn 100%
Kính đọc sách: Những điều cần biết trước khi mua
Con lắc đơn: Lý thuyết, công thức tính và bài tập áp dụng
Con lắc đơn: Lý thuyết, công thức tính và bài tập áp dụng
Văn mẫu lớp 9: Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương (Sơ đồ tư duy)  4 Dàn ý & 12 bài văn mẫu hay nhất lớp 9
Văn mẫu lớp 9: Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương (Sơ đồ tư duy) 4 Dàn ý & 12 bài văn mẫu hay nhất lớp 9
✅ Công thức quãng đường vận tốc thời gian ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐
✅ Công thức quãng đường vận tốc thời gian ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐
Công thức tính thể tích hình trụ
Công thức tính thể tích hình trụ

Chuyên mục: Giáo Dục

728x90-ads

Previous Post: « Công thức tính diện tích hình thoi, chu vi hình thoi, cách tính
Next Post: Bài sau »

Primary Sidebar

Recent Posts

  • Tổng hợp công thức tính thể tích dung dịch-Bài tập có lời giải
  • Ý nghĩa con số 7 trong đạo Phật
  • Chợ nổi Cà Mau nét văn hóa đặc trưng vùng sông nước Nam Bộ
  • Các dạng bài tính chiều dài chiều rộng hình chữ nhật
  • Cách tạo tab trong word cực kỳ đơn giản bạn đã biết?

Bài viết nổi bật

Tổng hợp công thức tính thể tích dung dịch-Bài tập có lời giải

Tổng hợp công thức tính thể tích dung dịch-Bài tập có lời giải

Tháng Mười 1, 2023

Ý nghĩa con số 7 trong đạo Phật

Ý nghĩa con số 7 trong đạo Phật

Tháng Mười 1, 2023

Chợ nổi Cà Mau nét văn hóa đặc trưng vùng sông nước Nam Bộ

Chợ nổi Cà Mau nét văn hóa đặc trưng vùng sông nước Nam Bộ

Tháng Mười 1, 2023

Các dạng bài tính chiều dài chiều rộng hình chữ nhật

Các dạng bài tính chiều dài chiều rộng hình chữ nhật

Tháng Mười 1, 2023

Cách tạo tab trong word cực kỳ đơn giản bạn đã biết?

Cách tạo tab trong word cực kỳ đơn giản bạn đã biết?

Tháng Mười 1, 2023

Cách cài đặt WiFi TP-Link bằng điện thoại dễ dàng

Tháng Mười 1, 2023

Một ngày nên đốt cháy bao nhiêu calo? Cách đốt cháy calo hiệu quả và khoa học

Một ngày nên đốt cháy bao nhiêu calo? Cách đốt cháy calo hiệu quả và khoa học

Tháng Mười 1, 2023

Lưới đánh bắt cá - Giá bán buôn, bán lẻ - Giao hàng toàn quốc

Lưới đánh bắt cá – Giá bán buôn, bán lẻ – Giao hàng toàn quốc

Tháng Mười 1, 2023

Sinh Năm 2001 Mệnh Gì? Tuổi Tân Tỵ Hợp Tuổi Nào, Màu Gì?

Sinh Năm 2001 Mệnh Gì? Tuổi Tân Tỵ Hợp Tuổi Nào, Màu Gì?

Tháng Mười 1, 2023

Nốt Ruồi Ở Tai Có Ý Nghĩa Gì? Người Có Nốt Ruồi Ở Tai Sướng Hay Khổ?

Nốt Ruồi Ở Tai Có Ý Nghĩa Gì? Người Có Nốt Ruồi Ở Tai Sướng Hay Khổ?

Tháng Mười 1, 2023

Tuổi Tuất hợp màu gì 2023? Chọn màu phòng thủy hút tài lộc, tăng vận khí

Tháng Mười 1, 2023

Cách chèn icon vào status Facebook mới nhất 2022

Cách chèn icon vào status Facebook mới nhất 2022

Tháng Mười 1, 2023

FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O

FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O

Tháng Mười 1, 2023

Hiệu suất là gì? Công thức tính hiệu suất phản ứng hóa học chuẩn 100%

Tháng Mười 1, 2023

Danh sách 11 thực phẩm tăng vòng 1 nhanh và hiệu quả nhất cho nữ

Danh sách 11 thực phẩm tăng vòng 1 nhanh và hiệu quả nhất cho nữ

Tháng Mười 1, 2023

Cách chuyển chữ hoa thành chữ thường trong Excel và ngược lại

Tháng Mười 1, 2023

Nắm ngay bí kíp cách khóa file Word này để tài liệu của bạn được an toàn

Tháng Mười 1, 2023

Hướng dẫn 8 cách bỏ theo dõi cá nhân, fanpage, nhóm và bỏ theo dõi hàng loạt trên Facebook nhanh nhất

Tháng Mười 1, 2023

Không cho người lạ xem nhật ký, hình ảnh, bình luận trên Zalo

Tháng Mười 1, 2023

Thạch Anh Tóc Đen có những tác dụng và lợi ích gì? hợp Mệnh? nào?

Thạch Anh Tóc Đen có những tác dụng và lợi ích gì? hợp Mệnh? nào?

Tháng Mười 1, 2023

Footer

Về chúng tôi

Trang thông tin tự động cập nhật Google chuyên cung cấp kiến thức về tất cả lĩnh vực

Website chúng tôi là web site cập nhật nội dung tự động từ google.com. Nếu có vấn đề gì về bản quyền vui lòng liên hệ: [email protected]

  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên hệ

Địa Chỉ

Số 25B, Ngõ 120, Phố Yên Lãng, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội
Điện thoại: 024. 3562 6898 | Hotline: 1900 6218 | Email: [email protected]

| Email: [email protected]

Share: facebook.com/viendongschool.edu.vn

Map

Bản quyền © 2023